UBND HUYỆN KIM THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 3,063,604 (Hôm nay: 271 online: 31) Toàn huyện: 117,120,446 (Hôm nay: 453 online: 181) Đăng nhập

Hệ thống giáo án điện tử trường MN Thụy PhúcGIÁO ÁN HAY, GIỜ DẠY TỐT

Giáo án là kế hoạch bài dạy cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã chứng minh thực tế là 60% chất lượng giờ dạy tốt là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị soạn giáo án (Kế hoạch bài dạy) còn lại 40% là tùy thuộc vào năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người thầy. Vì vậy là giáo viên muốn giảng dạy tốt và chất lượng thì phải nghiêm túc trong việc biên soạn giáo án. Theo tôi, đây là một kỹ năng quan trọng của giáo viên, là kỹ thuật trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải có tư duy khoa học, khả năng ước lượng để lựa chọn kiến thức chuẩn xác, đủ về khối lượng để giáo án không bị cháy. Để HS có thể nắm được kiến thức, GV cần lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung và đối tượng, phát huy được tính chủ động sáng tạo, của người học, thiết kế ngắn gọn, ….

Xin giới thiệu với các bạn đồng nghiệp Kế hoạch bài dạy Toám lớp 2. Tiết 51: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số (Luyện tập)

 

TOÁN

Tiết 51: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số (Luyện tập)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép công (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.

+ Đặt tính theo cột dọc.

+ Tính từ phải sang trái, lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất.

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán; năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ; phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập; phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Ti vi, bài giảng Power point, bảng phụ, tranh phóng to bài 3.

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- Trò chơi “ Gọi thuyền”

- GV ghi nhanh các phép tính HS nên lên bảng.

2. Luyện tập:

Bài 1:

- Yêu cầu HS đặt tính, tính kết quả của các phép tính đã nêu trong phần khởi động.

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.

- GV dẫn dắt – đây chính là bài tập 2.

* Chốt: Tính từ phải sang trái, lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất.

- Lớp phó học tập lên điều hành trò chơi.

- HS tham gia trò chơi, nêu các phép tính cộng (có nhớ) đã học.

 

 

- HS thực hiện yêu cầu ra vở nháp, bảng phụ.

- HS chia sẻ bài làm của mình.

- Nhận xét, đánh giá bài của bạn - HS nêu lại cách đặt tính, tính của các phép tính trên.       

Bài 2: Con tàu nào ghi kết quả đúng?

- Nêu yêu cầu bài toán.

- GV giúp HS hiều yêu cầu đề bài: có 3 con tàu: xanh lá cây, màu vàng, màu hồng, mỗi một con tàu đều ghi các phép tính nhưng chỉ có một con tàu ghi phép tính đúng.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. Báo cáo miệng kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

- GV: Hai con tàu còn lại ghi phép tính sai, vậy con tàu màu hồng, màu vàng nếu phép tính đúng thì kết quả là bao nhiêu?

- GV nhận xét, tuyên dương.

 * Lưu ý HS:  Vận dụng tốt kiến thức đã học để tìm được kết quả của phép tính cộng.

Bài 3: Tính rồi tìm thùng hoặc bao hàng thích hợp.

- GV trình chiếu nội dung bài tập 3.

- GV: Đây là những chiếc máy bay, trên mỗi chiếc máy bay có ghi các phép tính cộng có kèm theo đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. Trên các thùng hàng và bao hàng đã ghi kết quả, hãy giúp Rôbốt tìm kết quả của các phép tính trên mỗi chiếc máy bay bằng cách nối các phép tính có kết quả đúng.

- GV: Thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu bài tập.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để chữa bài.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

 

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV:  Khi thực hiện phép tính cộng với các đơn vị đo ta cần lưu ý điều gì?

* Chốt: Khi thực hiện các phép tính có kèm theo đơn vị, chúng ta phải ghi kết quả kèm theo đơn vị đó.

Bài 4:

- GV dẫn dắt: Bạn Mai đã làm được rất nhiều bưu thiếp để chúc mừng. Vậy xem Mai làm được bao nhiêu bưu thiếp chúng ta cùng tìm hiểu bài tập số 4.

- GV chiếu bài toán.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, phân tích bài toán.

- GV yêu cầu lớp phó học tập cho các bạn tìm hiểu bài toán.

- GV ghi tóm tắt lên bảng.

- Yêu cầu đọc lại bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.

- Yêu câu HS nhận xét, chữa bài của bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS nêu câu trả lời khác.

- GV: Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Chốt: Giải toán có lời văn dạng toán tìm tổng, phép tính cộng số có hai chữ số cộng với số chó hai chữ số (có nhớ).

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS thảo luận làm bài. Báo cáo kết quả.

- HS nêu : 65 + 5 = 70

                 5 + 41 = 46

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi, lắng nghe.

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 4 và làm bài vào phiếu bài tập. 

 

 

 

- HS theo dõi và lắng nghe.

- HS tự cử bạn lên chơi theo 2 nhóm.

-  Khi thực hiên các phép tính có đơn vị đo ta phải ghi kết quả kèm đơn vị đo.

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm, 1 HS đọc to.

- HS thảo luận nhóm đôi, phân tích bài toán.

-  HS nêu tóm tắt:

Ngày thứ nhất : 29 tấm bưu thiếp

Ngày thứ hai   : 31 tấm bưu thiếp

Cả hai ngày: .... bưu thiếp?           

- HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Dự kiến đáp án:

                Bài giải

Cả hai ngày Mai làm được số tấm bưu thiếp là:

       29 + 31 = 60 (tấm)

              Đáp số: 60 tấm bưu thiếp

- HS nêu câu trả lời của mình.

- HS nêu, nhận xét.

- HS nêu bài toán tương tự.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung tiết học.

- GV dẫn dắt cho HS vào bài toán thực tế.

- GV chiếu bức tranh:

- Đây là một chú kiến đỏ, chú kiến đỏ phải bò qua bụi cỏ để đến được với cái kẹo, kiến phải bò quãng đường từ đầu đến bụi cỏ, quãng đường đó là 37cm, sau đó kiến đỏ lại phải bò từ bụi cỏ đến cái kẹo quãng đường là 54cm nữa. Vậy kiến đỏ phải bò tất cả bao nhiêu cm để đến được với cái kẹo?

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS theo dõi và lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe và theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ số cm mà con kiến phải bò (91 cm).

- HS nêu miệng, giải thích cách tìm: 37cm + 54cm = 91cm.

- GV giáo dục cho HS về cách bảo quản thức ăn, đồ uống ... để tránh kiến, gián, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nhận xét tiết học.

IV.  ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Người viết

 

Vũ Thị Hương

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Kim Thành
Địa chỉ TT Phú Thái - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3720.258
Đăng nhập