UBND HUYỆN KIM THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 3,067,869 (Hôm nay: 69 online: 24) Toàn huyện: 117,120,446 (Hôm nay: 197 online: 176) Đăng nhập

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1

(Sách kết nối tri thức với cuộc sống)

 “Người có Đức mà không có tài là người vô dụng. Người có tài mà không có đức cũng chẳng làm được việc gì” (Hồ Chí Minh).

Thật vậy cái đức của con người chi phối toàn bộ hành động của con người (thiện hay ác). Nhưng cái đức không phải tự nhiên mà có, nó được giáo dục, tôi luyện ngay từ khi con người mới lớn và có ý thức. Bởi thế mà ngay từ lớp một, môn đạo đức đã được ngành giáo dục đưa vào làm môn học chính trong trường tiểu học. Đây được xem là một môn học quan trọng, nó là một trong những môn học xây dựng cho học sinh tiểu học những nét căn bản và hình thành một cách tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực xã hội quy định. Dạy môn đạo đức ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng góp phần tích cực vào việc hình thành dần dần ở học sinh những tri thức sơ đẳng và chuẩn mực đạo đức, giúp cho học sinh soi sáng cơ sở đạo đức đúng đắn đã được hình thành ở các em và những người xung quanh. Đồng thời giúp cho các em có cơ sở đạo đức sơ đẳng để phân biệt, phân tích, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định.

Trong thời gian dạy lớp 1 tôi đã đặc biệt quan tâm đến những hành vi đạo đức, tâm sinh lý của các em và luôn muốn tìm những biện pháp thích hợp để nâng cao ý thức rèn luyện, hình thành nhân cách cho các em. 

 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

1. Biện pháp 1: Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học:

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng của các môn học đặc biệt là môn Đạo đức. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy.

Ví dụ: Khi dạy bài : “Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị em”

+ Hoạt động 1: Học sinh thể hiện đóng vai để tập xử lý các tình huống.

Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại kịch bản tình huống do giáo viên nêu ra.

Bước 2: Yêu cầu học sinh đàm thoại để nhận xét về tình huống vừa thực hiện.

+ Hoạt động 2: Học sinh quan sát tranh, xem bức tranh nào thể hiện sự lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị em.

Bước 1: Học sinh được quan sát tranh trong sách giáo khoa.

Bước 2: Học sinh cho biết bạn nào trong tranh thể hiện sự vâng lời.

+ Hoạt động 3: Luyện tập:

Bước 1. Giáo viên chiếu tranh. Học sinh quan sát và cho biết bạn nào biết lễ phép vâng lời, bạn nào chưa biết lễ phép vâng lời

 Bước 2. Em chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

Bước 3. Vận dụng, liên hệ thực tế: Trong hoạt động này học sinh được đóng vai xử lí các tình huống.

Hoặc khi dạy bài " Biết nhận lỗi".

Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, đóng vai, thảo luận nhóm, động não, Tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi.

2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học: 

Để thực hiện đổi mới phương pháp, việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng với tất cả các môn học. Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy.

3. Biện pháp 3: Dạy đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác.
Dạy môn Đạo đức qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất quan trọng. Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà có thể nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.

Trong môn Tiếng việt học sinh được học các bài tập đọc với chủ điểm của từng tuần, từng tháng, học sinh biết những tấm gương tốt, khi học đạo đức các em có thể liên hệ đến.

Thông qua các tổ chức Đoàn Đội, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng, thông qua phong trào "Đọc và làm theo báo Đội" thông qua các buổi chào cờ dạy cho các em những tấm gương tốt ở trường, ở lớp, đồng thời cũng phê bình những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của các em. Hay gần đây nhất là phong trào: "Nuôi heo đất", giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, ý thực tiết kiệm để làm những việc có ích. Ngoài ra các cuộc thi như:  Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giáo dục cho học sinh tinh thần: "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo". Hoặc kể chuyện theo sách chủ yếu giáo dục đạo đức cho các em.

4. Biện pháp 4: Kết hợp với các môi trường giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh. 

Ví dụ: Để nâng cao hiệu quả môn Đạo Đức, giáo viên luôn kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục. Cùng với các nhà trường, gia đình cũng góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

5. Biện pháp 5: Cùng với việc trang bị về kiến thức cho học sinh thì việc cung cấp những chuẩn mực đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tóm lại: Tất cả các biện pháp trên đều nhằm đạt tới một mục đích cuối cùng là: Sau khi học xong mỗi tiết đạo đức các em sẽ biết ứng xử tốt nhất các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường và biết giữ gìn bảo vệ vệ sinh môi trường nơi công cộng. Các em nắm vững các chuẩn mực hành vi đạo đức; biết thực hành vận dụng hàng ngày để những hành vi đạo đức đó trở thành phẩm chất đạo đức tốt của người học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội.

 

                                                                                  Người viết

                                                                            Nguyễn Thị Thúy Hường

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Kim Thành
Địa chỉ TT Phú Thái - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3720.258
Đăng nhập